Mục Lục
Giới thiệu văn hóa Trung Quốc
Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lớn và lâu đời trên thế giới. Trung Quốc là quốc gia có lãnh thổ rộng lớn trải dài từ bắc xuống nam và từ đông sang tây, lãnh thổ hiện nay là tập hợp của rất nhiều quốc gia nhỏ từng tồn tại trong quá khứ. Chính vì vậy Trung Quốc có đông dân tộc, nhiều ngôn ngữ, nhiều phong tục tập quán và đó là lí do mà văn hóa Trung Hoa thuộc nền văn hóa đa dạng cũng như phức tạp nhất trên thế giới.
Xem thêm: Sự tích về lễ Thất tịch: câu chuyện về Ngưu Lang và Chức nữ

Tinh túy trong văn hóa Trung Quốc
Nền văn minh Hoa Hạ bắt nguồn từ quần thể dân cư sống dưới chân núi Hoa Sơn nằm ở khu vực gần sông Hoàng Hà. Quần thể dân cư này từ thời rất sớm đã trở thành một cộng đồng có trình độ văn hóa cao.
Trung Quốc từ thời cổ đã là một quốc gia có lễ nghi. Ngay từ thời xa xưa, xã hội Trung Quốc đã đặt ra những chuẩn tắc đạo đức cao thượng, người dân lấy đó làm nguyên tắc sống cho mình, quốc gia cũng lấy đó làm chuẩn mẫu để tạo ra luật pháp cai trị. “Lễ” ở đây là chỉ chế độ, quy tắc và một dạng quan niệm nhận thức xã hội. “Nghi” là hình thức biểu hiện cụ thể của “lễ”, nó dựa vào quy định và nội dung của “lễ”, trở thành định chế pháp luật.
Sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến các nước xung quanh
Nhật Bản
Văn hóa trà của Trung Quốc từ thời nhà Tống đã được một thiền sư Nhật Bản là Myouan Eisai (明菴榮西 – Minh Am Vinh Tây) đem về Nhật Bản và lan truyền khắp nước Nhật. Kể từ đó văn hóa trà của Nhật Bản bắt đầu được hình thành và phát triển.
Chữ viết xuất hiện sớm nhất tại Nhật Bản chính là Kanji (Hán tự) . Nhật Bản vốn dĩ là một đất nước không có chữ viết. Trải qua một quá trình lâu dài chiến tranh và giao thương, hệ thống chữ viết Trung Hoa đã được lưu truyền và sử dụng tại nước Nhật.
Việt Nam
Việt Nam từng 4 lần bị cai trị bởi chính quyền phong kiến Trung Quốc với khoảng thời gian kéo dài tới hơn một ngàn năm. Chính vì vậy văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng tới Việt Nam một cách sâu sắc và trên mọi lĩnh vực như chế độ chính trị, giáo dục, tư tưởng, tôn giáo, lễ tiết, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc… Cho tới ngày nay văn hóa Trung Hoa với văn hóa Việt Nam vẫn được coi là “đại đồng tiểu dị”.
Chư Tử Bách Gia
Chư Tử Bách Gia là thời kì chứng kiến sự mở rộng to lớn về văn hóa và trí thức ở Trung Quốc kéo dài từ 770 đến 222 TCN. Trùng khớp với giai đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc, và nó cũng được gọi là thời đại hoàng kim của tư tưởng Trung Quốc và thời kì trăm nhà tranh tiếng (百家争鸣 “bách gia tranh minh”) này chứng kiến sự nảy nở của nhiều trường phái tư tưởng khác nhau. Nhiều đề tài cổ điển Trung Quốc có nguồn gốc từ thời kỳ này đã có ảnh hưởng sâu rộng trong cách sống và ý thức xã hội của người Trung Quốc đến tận ngày nay. Xã hội trí thức thời kỳ này có đặc trưng ở sự lưu động của những người trí thức, họ thường được nhiều nhà cai trị ở nhiều tiểu quốc mời làm cố vấn về những cách thức điều hành chính phủ, chiến tranh, và ngoại giao.

- Đạo gia: Lão tử, Trang tử, “đạo đức kinh”, vô vi, tiêu diêu
- Nho gia: Khổng tử, Mạnh tử, Tuân tử, “luận ngữ”, “trung dung”, “ngũ thường”
- Pháp gia: Lý Khôi, Hàn Phi, Lý Tư, “Hàn Phi tử”
- Hắc gia: Hắc tử, “Hắc tử”
- Danh gia
- Âm Dương gia
- Trà gia
- Nông gia
- Tiểu thuyết gia
- Binh gia
- Y gia
Những phân nhánh trong văn hóa Trung Quốc
Cầm – kỳ – thư – họa

Cầm, kỳ, thi, họa chỉ bốn môn nghệ thuật đàn, đánh cờ, thư pháp và vẽ tranh gọi chung là tứ nghệ. Người Trung Hoa xưa coi trọng bốn môn nghệ thuật này, lấy đó làm phương pháp tu dưỡng phẩm hạnh và trí tuệ. Người tinh thông tứ nghệ trong thời cổ đại được xã hội rất coi trọng.
12 con giáp – văn hóa Trung Quốc

12 con giáp của người Trung Quốc bao gồm: chuột, trâu, hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn.
Thập đại danh khúc

Mười ca khúc kinh điển của nền âm nhạc Trung Quốc.
- Quảng lăng tán (广陵散).
- Mai hoa tam lộng (梅花三弄).
- Cao sơn lưu thủy (高山流水).
- Hồ gia thập bát phách (胡茄十八拍).
- Thập diện mai phục (十面埋伏).
- Ngư tiều vấn đáp (渔樵问答).
- Bình sa lạc nhạn (平沙落雁).
- Tịch dương tiêu cổ (夕阳箫鼓).
- Dương xuân bạch tuyết (阳春白雪).
- Hán cung thu nguyệt (汉宫秋月).
Văn học truyền thống

Hán nhạc phủ, kinh thi, thần thoại viễn cổ, dân ca nam bắc triều, Sở từ, binh pháp Tôn tử, Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc, tiểu thuyết Minh Thanh, tứ đại danh tác…
Tử tưởng truyền thống

- Tư tưởng Đạo gia của Lão – Trang
- Tư tưởng Nho gia
- Tư tưởng Phật gia
- Tư tưởng Binh gia
- …
Lễ tiết trong văn hóa Trung Quốc

Nguyên đán, nguyên tiêu, hàn thực, thanh minh, đoan ngọ, trung thu, trùng dương, trừ tịch…
Hí kịch Trung Quốc

Ca kịch Côn Khúc, Kinh kịch, Việt kịch, Xuyên kịch, Hoàng Mai kịch, …
Kiến trúc Trung Quốc

Cố cung, Trường thành, Tử Cấm Thành, Di Hòa viên, kiến trúc chùa miếu, chuông, tháp, đình – đài – lầu – các, giếng nước, sư tử đá, tượng binh mã…
Y dược truyền thống Trung Quốc

Trung y, thảo mộc trung dược, bắt mạch, châm cứu,…
Triết học tôn giáo trong văn hóa Trung Quốc

Phật gia, Đạo gia, Nho gia, Âm Dương gia, ngũ hành, bát quái,
Văn hóa chữ viết

Hán tự, đối liễn (câu đối), thành ngữ, tục ngữ…
Võ thuật Trung Hoa

Thái cực quyền, vịnh xuân quyền, hồng quyền, bát quái quyền, Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Không Động, Côn Luân, Hoa Sơn, Thanh Thành…
Tứ đại phát minh

La bàn, thuốc nổ, chế tạo giấy, nghề in ấn.
Nguồn tham khảo: wikipedia.org
Trả lời