Mục Lục
Tết nguyên đán là gì?
Nguyên đán trong Hán văn là 元旦 là một từ ghép trong đó 元(nguyên) có nghĩa là “đầu, đầu tiên, số 1…” và 旦(đán) có nghĩa là “ngày”. Vì vậy ý nghĩa của từ “nguyên đán” có nghĩa là ngày đầu tiên. Dựa vào khái niệm trên, ngày đầu tiên trong năm bất kể là dương lịch hay âm lịch đều có thể gọi là tết nguyên đán.

Tết nguyên đán của người Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những quốc gia có truyền thống sử dụng âm lịch. Người Trung Quốc cổ đại từng gọi ngày đầu tiên hàng tháng là nguyên đán, sau tới thời Hán Vũ Đế đã bắt đầu lấy ngày 1 tháng 1 âm lịch là nguyên đán.
Từ thời Trung Hoa Dân Quốc, lịch mới được áp dụng và nguyên đán chuyển thành ngày 1 tháng 1 dương lịch. Cho tới hiện nay tại Trung Quốc, nhắc đến nguyên đán tức là nhắc đến ngày đầu năm theo dương lịch.
Tết nguyên đán đã từng là một ngày lễ tết tại Trung Quốc, cho tới ngày nay nó không còn nữa. Tuy vậy cái tên gọi “nguyên đán” thì vẫn được lưu truyền lại. Hoạt động đón năm mới âm lịch của người Trung Quốc được thay thế bằng cái tên “tết xuân – 春节”. Lý do người Trung Quốc không chào đón tết nguyên đán là bởi vì nó đã bị chuyển sang ngày 1 tháng 1 dương lịch không trùng với truyền thống của mình. Ngày nay nhiều bạn trẻ Trung Quốc thậm chí còn thắc mắc không biết “tết nguyên đán” rốt cuộc là của người Trung Quốc hay của người nước ngoài nữa bởi người Trung Quốc không chào đón ngày này trong khi nhiều nước trên thế giới tổ chức chào đón năm mới khá rầm rộ.
Tết nguyên đán của người Việt Nam
Khác với Trung Quốc, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản chất của cái tên gọi “tết nguyên đán” theo đúng truyền thống hàng ngàn năm. Nhắc đến tết nguyên đán ở Việt Nam chính là nhắc đến tết âm lịch truyền thống bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 âm lịch.
Trong dân gian, tết nguyên đán thường được đọc rút gọn lại là “tết”. Nhắc đến việc đón tết nguyên đán thì người ta thường nói ngắn gọn lại là “đón tết”, “chuẩn bị tết”, “cúng tết”… Chính vì cách gọi tắt đã khiến cho tên gọi “tết nguyên đán” ít phổ biến tại Việt Nam
Trả lời