Tổng quan du học Trung Quốc
Du học Trung Quốc vốn dĩ đã là một xu hướng phổ biến từ rất lâu trên thế giới, nhất là tại các quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc về kinh tế – thương mại. Quy mô số sinh viên tới du học Trung Quốc là con số tăng tiến không ngừng. Năm 2016, số du học sinh tới Trung Quốc học tập đạt 440000 người, tăng 35% so với năm 2012 và quốc gia này chính thức trở thành đích đến du học lớn nhất châu Á. Kèm theo đó, số sinh viên quốc tế đăng ký tới Trung Quốc học các chương trình học full time ngày càng nhiều. Cụ thể, năm 2016 số sinh viên quốc tế học full time đạt 210000 người, chiếm 47.4% tổng số du học sinh tại Trung Quốc; số nghiên cứu sinh đạt 64000 người, chiếm 14.4% của tổng số. Học bổng du học Trung Quốc với nhiều mức đãi ngộ tốt cũng là một nguyên nhân khiến con số này tăng lên nhanh chóng.

Năm 2017, con số du học sinh nước ngoài tại Trung Quốc là 489200 người, tốc độ tăng trưởng liên tiếp trong 2 năm đạt trên 10%. Họ là những học sinh, sinh viên đến từ 204 quốc gia và khu vực, trong đó đông nhất là từ các nước như Pakistan, Ấn độ, Indonesia và một số nước châu Phi. Năm 2018, số du học sinh chọn Trung Quốc làm điểm đến tăng mạnh. Đồng thời chính phủ Trung Quốc cũng có chính sách cấp học bổng toàn phần có giá trị cao lên tới 11 hạng mục, các gói học bổng toàn phần bao gồm học phí, phí kí túc xá, phí thực tập, phí trị liệu (bảo hiểm), phí sinh hoạt…Mức phí sinh hoạt mà du học sinh được trợ cấp hàng tháng lần lượt lên tới 2500 tệ, 3000 tệ và 3500 tệ. Với mức sinh hoạt phí trợ cấp này, các du học sinh tại Trung Quốc hoàn toàn có thể học tập và sinh hoạt một cách thoải mái. Không những miễn phí kí túc xá, nhiều trường học còn miễn phí nước sinh hoạt, tặng số điện hàng tháng hoặc theo mỗi học kì cho học sinh.
Học bổng chính phủ Trung Quốc là gì?
Không chỉ chính phủ Trung Quốc, các tỉnh – thành phố và nhiều trường học cũng có rất nhiều các gói học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế lựa chọn nếu họ không có cơ hội xin học bổng chính phủ Trung Quốc.
Chính sách học bổng du học Trung Quốc có lợi gì cho quốc gia này?
Ở Việt Nam có rất nhiều người hoài nghi về tính xác thực của học bổng du học Trung Quốc. Nguyễn Thị Lan Phương, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Mở Hà Nội cho biết cô biết tới học bổng chính phủ Trung Quốc nhờ làm quen trên mạng với một bạn sinh viên đang du học tại Trung Quốc. Cũng thử apply để lấy may, cô không ngờ mình lại được chính trường đại học bên Trung Quốc gọi điện và thông báo đã trúng học bổng toàn phần. Niềm vui còn chưa hết thì lo lắng lại ập tới khi cha mẹ cô nhất định không cho con mình sang Trung Quốc nhập học. Trong đầu các vị phụ huynh cho rằng trên đời này chẳng có ai cho không ai thứ gì cả. Chuyện tự nhiên trúng học bổng toàn phần tại Trung Quốc là điều hoàn toàn vô lý. Sau đó Lan Phương đã phải rất vất vả mới có thể giải thích được cho cha mẹ mình hiểu.
Thực ra có đi thì cũng phải có lại, chẳng ai cho không ai thứ gì trên đời cả. Chi cả đống tiền cho cả trăm ngàn người nước ngoài mỗi năm để họ sinh hoạt và học tập tại đất nước mình, Trung Quốc được nhiều hơn mất.
Thứ nhất, số tiền họ bỏ ra là tiền thuế của nhân dân để cho người nước ngoài tới đất nước của họ. Kinh phí đào tạo mà họ bỏ ra lại về tay của các trường đại học nội địa, sinh hoạt phí mà du học sinh tiêu dùng hàng ngày lại về tay các cửa hàng, hay nói cách khác là số tiền đó vẫn trở về tay của người Trung Quốc mà thôi. Các trường đại học thì nhận được nguồn phí đào tạo cực lớn. Còn sinh viên quốc tế thì được tận hưởng nền giáo dục không những miễn phí mà còn được trả lương. Sau khi hoàn thành học tập tại Trung Quốc trở về quê nhà, họ còn có rất nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm hoặc kinh doanh thương mại…
Thứ hai, số sinh viên quốc tế đông đảo khiến cho các công trình nghiên cứu khoa học tăng lên nhiều, kèm theo đó là chỉ số xếp hạng quốc tế của các trường đại học Trung Quốc cũng tăng cao.
Thứ ba, người Trung Quốc có cơ hội giao lưu và học hỏi những điều tốt đẹp từ rất nhiều nền văn hóa khác nhau từ đó tăng thêm tầm hiểu biết và cơ hội phát triển cho người dân trong nước trên mọi lĩnh vực.
Thứ tư, mỗi sinh viên quốc tế là một cầu nối văn hóa – kinh tế giữa Trung Quốc và quốc gia mình. Trung Quốc được biết đến như là công xưởng của thế giới, trong suốt vài thập kỉ qua nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng thần kì nhờ vào xuất khẩu. Mỗi một sinh viên quốc tế đến Trung Quốc học tập đều có thể trở thành một đối tác, hoặc đầu mối giao thương giúp hàng hóa Trung Quốc được xuất khẩu đi khắp các nơi trên thế giới.
Còn tiếp…
Trả lời