Du học Trung Quốc sẽ có nhiều thay đổi lớn vào năm 2021. Đây là dự đoán của cá nhân mình dựa trên quan sát diễn biến về tình hình du học tại Trung Quốc những năm vừa qua.
Mục Lục
Học bổng du học Trung Quốc không ngừng tăng về chất và lượng trong những năm trở lại đây.
Nếu như từ năm 2010 trở về trước, đa phần các du học sinh tới Trung Quốc du học theo diện tự phí (self-supported) thì thời kì sau đó số lượng du học sinh tới Trung Quốc diện học bổng toàn phần và bán phần tăng dần. Cứ sau mỗi năm thì khoảng cách giữa số lượng du học sinh tự phí và học bổng lại được thu hẹp một cách nhanh chóng. Đây chính là minh chứng cho thấy tốc độ gia tăng cực kỳ khủng khiếp về ngân sách học bổng cho du học sinh của chính phủ Trung Quốc. Học bổng Trung Quốc không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về mức trợ cấp sinh hoạt. Từ năm 2015, số tiền sinh hoạt phí cho nghiên cứu sinh đã bất ngờ được tăng lên gần gấp đôi so với trước.

Du học Trung Quốc thời kỳ chiến tranh thương mại Mỹ Trung
Rất nhiều người Mỹ hiện nay đều đang nói đùa rằng “Obama là vị tổng thống Mỹ tuyệt vời nhất của Trung Quốc”. Điều này quả thực không sai. Trong suốt hai nhiệm kỳ cầm quyền của mình, Obama đã khiến vị thế nước Mỹ bị suy yếu trước Trung Quốc. Bởi lẽ Obama vốn dĩ là một kẻ nhu nhược và hèn nhát. Chưa một đời tổng thống nào của nước Mỹ bị Trung Quốc thậm chí rất nhiều quốc gia khác coi thường một cách ra mặt. Không được trải thảm đỏ khi tới Hàng Châu, cúi thấp người chào Nhật Hoàng, bị tổng thống Philippines gọi là “con của gái điếm – son of a bitch” .. là những nỗi nhục đáng chú ý của Obama khi còn đương nhiệm. Và điều vĩ đại nhất mà Obama đã làm đó chính là khiến cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển một cách thần kỳ.
Ngay sau khi đắc cử tổng thống Mỹ vào năm 2016, Donald Trump đã thể hiện mối lo ngại về Trung Quốc và đặt vấn đề đối phó Trung Quốc lên hàng đầu. Năm 2018 – 2019, Trump tiến hành cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc bằng việc áp thuế lên hàng trăm tỉ đô la Mỹ hàng hóa Trung Quốc. Cuộc chiến này đã gây thiệt hại nhanh chóng về kinh tế cho Trung Quốc. Ban đầu người Trung Quốc vẫn tự tin nhận định rằng thiệt hại vài ngàn tỉ đô la Mỹ không phải là con số lớn so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Hơn nữa kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2008 kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến Trung Quốc nhận ra điểm mạnh của mình là xuất khẩu lại chính là một điểm yếu chết người. Nhờ bài học đó, Trung Quốc bắt đầu cải cách chuyển đổi từ nền kinh tế xuất khẩu sang nền kinh tế nội thương (domestic trade). Cho nên Trung Quốc tự tin có thể giải quyết được cuộc chiến thương mại đang khiến Trung Quốc bế tắc trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Và cuộc chiến này tất nhiên không khiến Trung Quốc phải thay đổi các chính sách lâu dài mà chính phủ nước này đã lập ra trong đó có chính sách về du học. Bởi vậy ngân sách học bổng du học Trung Quốc trong giai đoạn 2019-2020 có lẽ sẽ không bị cắt giảm, hoặc cắt giảm không đáng kể.
Năm 2020. một sự kiện vô cùng trọng đại sẽ diễn ra tại Mỹ đó chính là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Chỉ cần Trump hạ đài, Trung Quốc sẽ thở phào nhẹ nhõm. Trung Quốc có thể chịu đựng được cuộc chiến tranh thương mại trong một vài năm. Nhưng về lâu về dài, chắc chắn nền kinh tế Trung Quốc sẽ trở nên tồi tệ. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc năm 2018 đã khiến cho nền kinh tế của Trung Quốc bị hao tổn khá nhiều nội lực. Nếu cứ tiếp tục phải đối đầu với Mỹ thì Trung Quốc sẽ kiệt quệ. Hơn thế nữa, Trump rất khó thất bại trong cuộc tái tranh cử tổng thống bởi mức tín nhiệm của người dân Mỹ giành cho ông đang tăng lên rất cao. Từ đó có thể nhận định rằng trong tương lai gần Trung Quốc có thể sẽ phải “thắt lưng buộc bụng” bằng cách cắt giảm bớt ngân sách cho nhiều hạng mục. Và chắc chắn là ngân sách học bổng Trung Quốc sẽ bị cắt giảm vào năm 2021.
- Xem thêm: Du học Trung Quốc 2020 có gì mới?
Sự kiện “bạn học đồng hành” tại Đại học Sơn Đông bị phản ứng gay gắt
Từ năm 2016, Đại học Sơn Đông đã bắt đầu thực hiện mô hình ý tưởng “bạn học đồng hành”. Nhằm tăng cường giao lưu tình bạn giữa sinh viên Trung Quốc và du học sinh nước ngoài đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong việc học tập, Đại học Sơn Đông khuyến khích và cho phép thành lập các tổ “bạn học đồng hành”. Nhà trường tiến hành ghép 1 du học sinh với 3 sinh viên Trung Quốc khác giới để tạo thành một tổ “bạn học”. Điều này có nghĩa là một du học sinh nam sẽ được ghép tổ với 3 nữ sinh Trung Quốc và ngược lại. Chính điều kiện bắt buộc phải “kết giao dị tính” đã khiến cộng đồng mạng Trung Quốc nổ ra tranh luận gay gắt vào tháng 7 năm 2019.
Ngoài ra, Đại học Sơn Đông còn có một hành động khiến người dân Trung Quốc chỉ trích. Đó là việc một du học sinh da đen người châu Phi bị thương phải nhập viện, nhà trường đã đặc biệt tuyển tận 25 tình nguyện viên là các sinh viên Trung Quốc thay nhau tới bệnh viện chăm sóc. Mọi chi phí ăn uống, đi lại của 25 tình nguyện viên này đều được nhà trường chi trả. Việc này quả thực là quá mức khoa trương, bởi trên thế giới có quốc gia nào đối xử với du học sinh như thế đâu. Kể cả các sinh viên Trung Quốc khi ra nước ngoài còn kêu ca bị đối xử bất công.
Sự việc càng thêm phức tạp khi thông tin cá nhân của sinh viên da đen này bị bới móc. Cư dân mạng phát hiện ra anh chàng da đen này đã từng thay vài cô bạn gái Trung Quốc. Rồi cuộc sống của anh ta như là một “đại gia” so với các sinh viên Trung Quốc. Ở kí túc xá tiêu chuẩn cho du học sinh, phòng từ 1-2 người, có điều hòa, có nhà bếp, có đầy đủ tiện nghi trong khi sinh viên Trung Quốc phải ở kí túc xá từ 6-8 người với điều kiện tồi tệ. Người Trung Quốc bắt đầu đặt ra câu hỏi “con cái chúng ta thực sự đã bị đối xử tệ như thế nào?”. Ngoài ra, số tiền trợ cấp của Đại học Sơn Đông hàng năm cho du học sinh cũng bị tiết lộ. Con số thực sự gây sốc cho người dân Trung Quốc – 59,850,000 nhân dân tệ (khoảng sấp sỉ 200 tỉ đồng). Chỉ một trường đại học thôi đã chi ra số tiền đáng sợ như vậy rồi. Toàn Trung Quốc thì sẽ như thế nào?
Sự việc đã khiến cho người dân Trung Quốc trước mắt là bắt đầu có sự phân biệt chủng tộc, ghét người da đen. Bởi người Trung Quốc cho rằng người da đen vốn có trình độ văn hóa thấp không có gì đáng học hỏi, họ đến Trung Quốc chẳng giúp được gì cho người Trung Quốc. Du học sinh tới Trung Quốc học tập có đầy đủ màu da, nhưng tại sao trong sự kiện lần này, người dân Trung Quốc lại đặc biệt ghét người da đen? Lý do đơn giản là bởi vì số lượng người da đen trúng học bổng toàn phần tại Trung Quốc là đông nhất. Ngoài ra người Trung Quốc cũng bắt đầu cảm thấy bất công và phản đối chính sách học bổng của chính phủ. Kèm theo sự đi xuống về kinh tế, chắc chắn sự phản đối trong dân chúng sẽ ngày một mạnh mẽ và quyết liệt.
Tình hình du học Trung Quốc 2021 có thể xảy ra nhiều giả thiết
- Số chỉ tiêu học bổng cho sinh viên châu Phi bị giảm xuống (khả năng giảm không đáng kể)
- Ngân sách và số lượng học bổng cho du học sinh tới Trung Quốc học tập nói chung đều sẽ bị giảm (khả năng cao)
- Yêu cầu đầu vào của học bổng toàn phần du học Trung Quốc sẽ được thắt chặt hơn, qui trình tuyển sinh cũng sẽ được qui định nghiêm ngặt hơn.
- Số tiền trợ cấp sinh hoạt phí cho mỗi suất học bổng toàn phần sẽ tăng thêm, đồng thời giảm số lượng chỉ tiêu học bổng, thắt chặt đầu vào. Điều này giúp giữ thể diện cho Trung Quốc trong việc cắt giảm ngân sách học bổng chính phủ (khả năng thấp).
(Bài viết hoàn toàn mang quan điểm cá nhân và không đảm bảo về tính chính xác).
A ơi a rep tin nhắn facebook được k ạ