Mục Lục
Giới thiệu trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.
Đại học Dân tộc Quảng Tây nằm ở thành phố Nam Ninh thủ phủ của tỉnh Quảng Tây. Đây là một trường đại học rất lớn, với rất nhiều các học viện cùng đẩy đủ các chuyên ngành. Trường được thành lập vào năm 1952, được Ủy ban Dân tộc Quốc gia và UBND Khu tự trị Quảng Tây cùng xây dựng và phát triển, là trường đại học trọng điểm của Khu tự trị Quảng Tây. Hiện nay trường có hai cơ sở với tổng diện tích 120 hecta. Trường bao gồm 25 học viện, có hệ thống đào tạo hoàn chỉnh từ cao đẳng, đại học, cao học và nghiên cứu sinh. Trường có hơn 20 ngàn sinh viên trong nước cùng lưu học sinh đang theo học.

Trong suốt quá trình phát triển từ lâu nay, trường đã hình thành ba nhóm ngành học lợi thế là: Nhóm ngành dân tộc học, nhóm ngành học ASEAN và nhóm ngành học ngôn ngữ và văn học các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Công việc nghiên cứu và giảng dạy về dân tộc và dân tộc xuyên biên giới Quảng Tây và Ngôn ngữ văn học ASEAN được xếp vào hàng đầu cả nước, đã giành được những thành tựu to lớn và có danh tiếng khá cao trên trường quốc tế.
Trường tăng cường tính đặc sắc quốc tế, từ năm 1986 bắt đầu tuyển lưu học sinh, đến nay trường đã thiết lập quan hệ giao lưu và hợp tác với 144 trường đại học và cơ sở nghiên cứu của 19 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã hợp tác thành lập 3 Học viện Khổng Tử với trường Đại học Mahasarakan của Thái Lan, trường Đại học Quốc gia Lào và trường Đại học Tanjung Bula của Indonesia. Từ khi thành lập trường đến nay, trường đã đào tạo được 14 ngàn học sinh, sinh viên đến từ 45 quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Mỹ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản… Trường đã phong học hàm giáo sư danh dự cho công chúa Sirindhorn của Thái Lan và phong học vị tiến sĩ danh dự cho thủ tướng Hun Sen của Cam-pu-chia. Các vị lãnh đạo như Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Hoàng tử Sihanouk nguyên thủ Cam-pu-chia, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương, công chúa Thái Lan Sirindhorn, thủ tướng Lào Bouasone, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham… đều đã đến thăm và làm việc tại trường.

Trường có tư cách tiếp nhận và đào tạo học viên đến học theo học bổng chính phủ Trung Quốc, học bổng Học viện Khổng Tử và học bổng chính phủ Quảng Tây. Kể từ năm 2008, trường đã tuyển được gần một ngàn lưu học sinh đến học theo các loại học bổng thuộc các bậc đào tạo như đại học, cao học và nghiên cứu sinh.
Về mặt giảng dạy và đào tạo lưu học sinh, sinh viên học lấy bằng thì học cùng lớp với sinh viên Trung Quốc, còn sinh viên học Hán ngữ thì học riêng theo lớp nhỏ, tùy vào trình độ của lưu học sinh mà nhà trường mở các lớp học theo 6 trình độ, có lớp học từ sơ cấp cho đến cao cấp.
Giáo viên kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống viết bảng với cách dạy qua đa phương tiện. Trường có đội ngũ giáo viên hùng hậu về chuyên ngành Hán ngữ giáo dục quốc tế, có kinh nghiệm giảng dạy phong phú, luôn đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và được lưu học sinh đánh giá là trường có chất lượng đào tạo Hán ngữ cho sinh viên Việt Nam cũng như sinh viên các nước thuộc hàng đầu tại Quảng Tây. Hàng năm trường tổ chức hai đợt thi HSK, trước kỳ thi có mở lớp phụ đạo ôn tập, hàng năm tỉ lệ thí sinh đỗ bằng HSK của trường luôn đạt trên 90%. Với sinh viên học Hán ngữ từ đầu, sau 1 năm học đều đủ trình độ thi đạt HSK cấp 4. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp về nước được tuyển vào các cơ quan nhà nước và chính phủ, làm cán bộ quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp, hoặc trở thành các chuyên gia, học giả…
Tại học viện Giáo dục Quốc tế của Đại học Dân tộc Quảng Tây có Văn phòng công tác lưu học sinh chuyên phụ trách các công tác như tuyển sinh, tư vấn nhập học, làm thủ tục đăng ký, thủ tục nhập học, thủ tục làm visa và quản lý sinh hoạt hàng ngày. Về quản lý ngày thường đối với lưu học sinh, trường Đại học Dân tộc Quảng Tây chú trọng quan tâm về mặt nhân văn, cung cấp dịch vụ chu đáo cho mỗi lưu học sinh. Để làm tốt công tác quản lý và phục vụ trong ngày thường, mỗi lớp đều có một giáo viên tham gia giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. Đến trường học tập, các sinh viên chưa biết gì về tiếng Hán cũng không cần lo về bất đồng ngôn ngữ. Trường có Hội lưu học sinh các nước chuyên phụ trách tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng hàng ngày và giúp đỡ lưu học sinh. Đối với các sinh viên mới, trường luôn bố trí các tình nguyện viên để hỗ trợ và hướng dẫn để giúp cho các bạn nhanh chóng thích ứng với điều kiện sống và học tập tại trường. Các hoạt động ngoài giờ của lưu học sinh cũng rất phong phú đa dạng như : Tổ chức cuộc thi khẩu ngữ Hán ngữ, tổ chức các hoạt động khảo sát văn hóa như đi thăm các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô Châu và Quế Lâm… Ngoài ra còn có các hoạt động văn hóa thể thao như: Triển lãm ẩm thực các nước ASEAN, cuộc thi xe đạp địa hình quốc tế, cuộc thi hoa hậu Mỹ nhân Quảng Tây, thi diễn thuyết, thi hát kịch, thi cầu lông… Lưu học sinh của trường luôn giành được thành tích tốt trong các cuộc thi nêu trên. Thông qua các hoạt động trên, không những làm phong phú sinh hoạt hàng ngày cho sinh viên mà còn giúp họ có thêm hiểu biết về lịch sử văn hóa Trung Quốc, mở rộng tầm nhìn, nâng cao tố chất văn hóa.
Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây được mệnh danh là khu rừng già của các trường đại học tại Nam Ninh bởi trường tọa lạc trên những quả đồi với rất nhiều cây xanh. Trong trường có nhiều cảnh đẹp, có hồ nước đẹp và các loại thực vật vô cùng phong phú. Sinh sống và học tập tại đây các bạn luôn luôn được hít thở không khí trong lành, được hòa mình vào không khí học tập và được sinh hoạt vận động thể dục thể thao với cơ sở hạ tầng hiện đại và tiện nghi. Hiện nay nhà trường đã hoàn thành kí túc xá cao 25 tầng cho lưu học sinh, trong phòng kí túc xá bố trí vật dụng không khác gì khách sạn. Bất kỳ ai khi tới đây học tập sẽ đều thỏa mãn vì điều kiện sống nơi đây.

Chuyên ngành đào tạo Hán ngữ:
- Lớp Hán ngữ cho người mới: học các môn Hán ngữ sơ cấp, khẩu ngữ sơ cấp và nghe sơ cấp.
- Lớp Hán ngữ sơ cấp: học các môn như Hán ngữ sơ cấp, khẩu ngữ sơ cấp, nghe sơ cấp và đọc hiểu sơ cấp.
- Lớp Hán ngữ trung cấp: học các môn như Hán ngữ trung cấp, khẩu ngữ trung cấp, nghe trung cấp, đọc hiểu trung cấp, khẩu ngữ ngoại thương, viết trung cấp, ngôn ngữ báo chí và xử lý thông tin tiếng Trung…
- Lớp Hán ngữ cao cấp: học các môn như Hán ngữ cao cấp, khẩu ngữ cao cấp, nghe cao cấp, đọc báo cao cấp, ngữ pháp Hán ngữ, Hán ngữ cổ đại, văn học hiện đương đại Trung Quốc, Hán ngữ thương mại, văn hóa Trung Quốc, văn hóa chữ Hán, địa lý Trung Quốc, lịch sử Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc, viết văn ngoại thương…
-Đối tượng tuyển sinh: người nước ngoài.
-Điều kiện nhập học phải là công dân nước ngoài có hộ chiếu hợp pháp, trên 16 tuổi, sức khỏe tốt, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và nội quy của trường, tôn trọng phong tục tập quán của người Trung Quốc.
-Sau khi hoàn thành khóa học. Học nửa năm trở lên, kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ học tập.
Các chuyên ngành tuyển sinh của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.
A. Các chuyên ngành đại học:
- Học viện Giáo dục quốc tế: chuyên ngành Hán ngữ
- Học viện Chính trị và Quản lý công cộng: chính trị học và hành chính học, quốc tế học và quan hệ quốc tế, quản lý hành chính công.
- Học viện Luật: chuyên ngành luật học, quyền sở hữu trí tuệ.
- Học viện Quản lý: chuyên ngành quản lý công thương, quản trị du lịch, hồ sơ học, quản lý nguồn nhân lực.
- Học viện Thương mại: chuyên ngành kinh tế và mậu dịch quốc tế, thương mại điện tử, quản lý logistic, marketing, kế toán học, tài chính học, thuế học.
- Học viện Văn học: chuyên ngành văn học ngôn ngữ Hán, giáo dục Hán ngữ quốc tế, ngôn ngữ văn học các dân tộc thiếu số Trung Quốc (tiếng Choang, tiếng Dao)
- Học viện Ngoại ngữ: chuyên ngành tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt Nam, tiếng Lào, tiếng Thái Lan, tiếng Myanmar, tiếng Indonesia, tiếng Malaysia.
- Học viện Dân tộc học và Xã hội học: chuyên ngành xã hội học, công tác xã hội, lịch sử học, dân tộc học, nhân loại học.
- Học viện Lý: chuyên ngành toán và toán ứng dụng, thông tin và tin học máy tính, vật lý học, kỹ thuật vật liệu kim loại, tài chính toán học.
- Học viện Khoa học thông tin và Công trình: chuyên ngành khoa học và kỹ thuật máy tính, thông tin điện tử, viễn thông, viễn thông (thông tin tín hiệu liên lạc đường sắt), tự động hóa, kỹ thuật mạng, Internet of Things.
- Học viện Phần mềm: chuyên ngành quản lý thông tin và hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm.
- Học viện Hóa học hóa công: chuyên ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, hóa học, hóa học ứng dụng, khoa học vật liệu polimer, khoa học môi trường, kỹ thuật bào chế dược phẩm, bào chế thuốc đông y.
- Học viện Biển và Công nghệ sinh học: chuyên ngành công nghệ sinh học, khoa học biển.
- Học viện Thể thao và Khoa học sức khỏe: chuyên ngành giáo dục thể chất, chỉ đạo và quản lý thể thao xã hội.
- Học viện Nghệ thuật: chuyên ngành thanh nhạc, trình diễn nhạc cụ, nhảy, mỹ thuật, thiết kế truyền thông hình ảnh, thiết kế môi trường.
- Học viện Truyền thông: chuyên ngành nghệ thuật phát thanh và dẫn chương trình, biên đạo chương trình phát thanh và truyền hình, biên tập và xuất bản, truyền thông, báo chí.
- Học viện Khoa học giáo dục: chuyên ngành tâm lý học ứng dụng, giáo dục học.
B. Các chuyên ngành cao học:
- Chính trị học: đạo đức học, lý luận chính trị học, hợp tác quốc tế.
- Giáo dục: tư tưởng chính trị.
- Luật: luật phi pháp, luật hợp pháp, luật hình sự, luật tố tụng.
- Xã hội học.
- Dân tộc học: dân tộc học, kinh tế các dân tộc thiểu số Trung Quốc, lịch sử các dân tộc thiểu số Trung Quốc, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Trung Quốc, Choang học và Dao học.
- Lịch sử Trung Quốc.
- Lịch sử KH&CN.
- Giáo dục: lịch sử.
- Dân tộc học: giáo dục học dân tộc.
- Giáo dục: quản lý giáo dục, giáo dục sức khỏe tâm lý
- Đào tạo và giáo dục thể chất.
- Thể thao truyền thống dân tộc.
- Giáo dục: thể thao.
- Thẩm mỹ.
- Ngôn ngữ văn học Trung Quốc: văn nghệ học, ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng, văn tự học ngôn ngữ Hán, văn hiến học cổ điển Trung Quốc, văn học cổ đại Trung Quốc, văn học hiện đại và đương đại Trung Quốc, NN văn học các dân tộc thiểu số Trung Quốc, văn học so sánh và văn học thế giới, văn học dân gian Trung Quốc.
- Giáo dục Hán ngữ quốc tế.
- Giáo dục: ngữ văn.
- Ngôn ngữ văn học nước ngoài: ngôn ngữ văn học tiếng Anh, ngôn ngữ văn học tiếng Pháp, ngôn ngữ học nước ngoài và ngôn ngữ học ứng dụng.
- Giáo dục: tiếng Anh.
- Phiên dịch: dịch viết tiếng Anh, dịch nói tiếng Anh.
- Chính trị học: nghiên cứu ASEAN.
- Ngôn ngữ văn học nước ngoài: văn minh Trung Quốc và Đông Nam Á.
- Luật tố tụng (hướng ASEAN).
- Toán học: toán học cơ sở, toán học tính toán, lý thuyết xác suất và thống kê toán học, toán học ứng dụng, nghiên cứu tác nghiệp và khoa học về sự tương tác.
- Ngành học liên ngành: toán học máy tính (Computer Mathematics).
- Ngành học liên ngành: khoa học vật liệu tính toán.
- Giáo dục: toán học, vật lý.
- Khoa học và kỹ thuật máy tính: kết cấu hệ thống máy tính, kỹ thuật ứng dụng máy tính, xử lý ảnh và hệ thống thông minh.
- Khoa học và kỹ thuật máy tính: lý luận và phần mềm máy tính.
- Hóa sinh và sinh học phân tử.
- Khoa học kỹ thuật hóa học: hóa học, công nghệ hóa học, kỹ thuật sinh hóa, hóa học ứng dụng, xúc tác công nghiệp, Biomass Chemical Engineering, phân tích công nghiệp.
- Giáo dục: hóa học.
- Quản lý hành chính.
- Bảo hiểm xã hội.
- Thông tin thư viện và quản lý hồ sơ: khoa học thư viện, khoa học thông tin, lưu trữ học, chính phủ điện tử.
- Quản lý kiến thức doanh nghiệp.
- Bảo vệ và khai thác di sản văn hóa dân tộc.
- Quản lý công (MPA).
- Khoa học và kỹ thuật máy tính: quản lý thông tin thương mại.
- Thương mại quốc tế.
- Giáo dục: mỹ thuật, nhạc.
- Lịch sử TQ: lịch sử nghệ thuật và nghệ thuật hiện đại.
- Ngôn ngữ văn học Trung Quốc: lý luận và sáng tác nghệ thuật phim ảnh, ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng (truyền bá văn hóa và ứng dụng ngôn ngữ).
C. Các chuyên ngành nghiên cứu sinh:
- Dân tộc học: dân tộc xuyên biên giới, nhân loại học, chính sách giáo dục dân tộc, sử chí các dân tộc Trung Quốc và Đông Nam Á, luật pháp học dân tộc, y dược dân tộc, nhân loại học lịch sử các dân tộc Hoa Nam – Đông Nam Á, nghệ thuật dân tộc, nhân chủng học kinh tế và phát triển kinh tế dân tộc, quan hệ ngoại thương của vùng dân tộc, nghiên cứu nhóm tộc người Hoa ở nước ngoài, lịch sử khoa học các dân tộc miền nam và Đông Nam Á, kinh tế dân tộc và quyền sở hữu trí tuệ.
- Thẩm mỹ sinh thái: lý luận và phương pháp nghiên cứu thẩm mỹ sinh thái.
- Văn nghệ học: phim ảnh và văn hóa đại chúng.
- Văn tự học ngôn ngữ Hán: nghiên cứu so sánh dựa trên Hán ngữ.
- Văn học cổ đại Trung Quốc: nghiên cứu thơ văn cổ đại.
- Văn học hiện đương đại Trung Quốc: nghiên cứu tác phẩm các nhà văn hiện đương đại, nghiên cứu dòng văn học hiện đương đại.
- Ngôn ngữ văn học các dân tộc thiểu số Trung Quốc: nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc miền nam, so sánh nghiên cứu các ngôn ngữ liên quan của Trung Quốc và Đông Nam Á, nghiên cứu văn học dân tộc.
- Ngôn ngữ văn học nước ngoài: ngôn ngữ học tri nhận, văn học pháp, nghiên cứu phương pháp dịch văn học so sánh, nghiên cứu văn học và văn hóa Trung Quốc và Đông Nam Á.
Hồ sơ xét tuyển và thủ tục nhập học Đại học Dân tộc Quảng Tây.
A. Điều kiện đăng ký học.
- Đại học.
(1). Người học phải là công dân nước ngoài có hộ chiếu hợp pháp, từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và nội quy nhà trường; tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân Trung Quốc.
(2). Người học có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
(3). Người học chuyên ngành Văn học Trung Quốc, Lịch sử Trung Quốc, Triết học Trung Quốc thì đầu vào phải có bằng HSK cấp 4 trở lên; các chuyên ngành khác thì yêu cầu có bằng cấp 3. Nếu trình độ HSK của người học chưa đạt yêu cầu thì do nhà trường tổ chức trắc nghiệm kiểm tra trình độ Hán ngữ cho người học. Nếu đạt yêu cầu nhất định thì có thể xin học thử một đến hai năm.
2. Cao học.
(1). Người học phải là công dân nước ngoài có hộ chiếu hợp pháp, từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và nội quy nhà trường; tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân Trung Quốc.
(2). Người học phải có bằng tốt nghiệp đại học và bằng cử nhân.
(3). Người học phải có bằng HSK cấp 5 về trình độ Hán ngữ. Nếu trình độ HSK chưa đạt yêu cầu thì do nhà trường tổ chức trắc nghiệm kiểm tra trình độ Hán ngữ cho người học, nếu đạt yêu cầu nhất định thì có thể xin học thử một đến hai năm.
(4). Hai bản “thư giới thiệu của chuyên gia” của hai người phó giáo sư (hoặc chức danh tương đương) trong lĩnh vực chuyên ngành của người học.
3. Nghiên cứu sinh.
(1). Người học phải là công dân nước ngoài có hộ chiếu hợp pháp, từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và nội quy nhà trường; tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân Trung Quốc.
(2). Người học phải có bằng tốt nghiệp cao học và bằng thạc sĩ.
(3). Người học phải có bằng HSK cấp 6. Nếu trình độ HSK chưa đạt yêu cầu thì do nhà trường tổ chức trắc nghiệm kiểm tra trình độ Hán ngữ cho người học, nếu đạt yêu cầu nhất định thì có thể xin học thử một đến hai năm.
(4). Hai bản “thư giới thiệu của chuyên gia” của hai người giáo sư (hoặc chức danh tương đương) trong lĩnh vực chuyên ngành của người học.
B. Hồ sơ xét tuyển.
- Người học tiến tu Hán ngữ phải nộp những hồ sơ như sau:
(1). “Đơn xin đăng ký lưu học sinh nước ngoài của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.
(2). Bản sao hộ chiếu.
(3). Văn bằng học vị cao nhất (nếu có). - Nười học đại học phải nộp những hồ sơ như sau:
(1). “Đơn xin đăng ký lưu học sinh nước ngoài của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.
(2). Bản sao hộ chiếu.
(3). Bản sao giấy chứng nhận trình độ Hán ngữ (HSK cấp 4 trở lên).
(4). Bản công chứng của bằng tốt nghiệp THPT (bản tiếng Trung hoặc tiếng Anh). - Người học cao học phải nộp những hồ sơ như sau:
(1). “Đơn xin đăng ký lưu học sinh nước ngoài của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.
(2). Bản sao hộ chiếu.
(3). Bản sao giấy chứng nhận trình độ Hán ngữ (HSK cấp 5 trở lên).
(4). Bằng tốt nghiệp, bằng học vị và bảng điểm tương ứng (bản công chứng bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh; sinh viên tốt nghiệp đương khóa có thể nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp trước).
(5). Hai thư giới thiệu của hai chuyên gia khác nhau (phó giáo sư trở lên).
(6). Kế hoạch học tập (khoảng 800 chữ, viết bằng tiếng Trung, nội dung gồm chuyên ngành đăng ký, phương hướng nghiên cứu).
C. Thủ tục đăng ký.
- Người học có thể gửi hồ sơ xét tuyển đến trường Đại học Dân tộc Quảng Tây bằng phương thức gửi bưu phẩm, fax, email hoặc đến nộp tại chỗ.
- Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây nhận và xét duyệt hồ sơ, sau đó gửi “Giấy báo nhập học của Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây” và “Đơn xin visa của lưu học sinh sang học tại Trung Quốc” cho người trúng tuyển.
- Người trúng tuyển cầm “Giấy báo nhập học của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây” và “Đơn xin visa của lưu học sinh sang học tại Trung Quốc” đến đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Trung Quốc xin visa loại X hoặc F.
D. Thủ tục nhập học.
Cầm visa loại X hoặc F đến trường đăng ký nhập học theo thời gian quy định trong “Giấy báo nhập học của Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây”.
- Nộp kiểm tra những hồ sơ như sau:
(1). “Giấy báo nhập học của Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây” và “Đơn xin visa của lưu học sinh sang học tại Trung Quốc”.
(2). Hộ chiếu bản gốc.
(3). Bản gốc của Bằng tốt nghiệp, bằng học vị và giấy chứng nhận trình độ Hán ngữ (HSK).
(4). 8 tấm ảnh hộ chiếu. - Nộp học phí và tiền ở.
- Vào ở ký túc xá.
- Khám sức khỏe.
- Làm thẻ cư trú, bắt đầu vào học chuyên ngành.
Học phí của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.
Kí túc xá:
- 3000 nhân dân tệ/phòng 4 người/năm
- 6000 nhân dân tệ/phòng 2 người/năm
Học phí:
- Học Hán ngữ 12000 nhân dân tệ/năm, 6000 tệ/một học kì, 4500 tệ/3 tháng, 3000 tệ/2 tháng, 2000 tệ/1 tháng
- Các chi phí khác: phí báo danh 300 tệ, phí bảo hiểm 500 tệ/năm, phí khám sức khỏe 350 tệ, phí visa 400 tệ/năm.
Trả lời